Mũ bảo hiểm đạt chuẩn là như thế nào?

Photo 2021 03 26 16 12 14 1

Sử dụng mũ bảo hiểm đạt chuẩn là cách tốt nhất cho bạn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, mũ bảo hiểm chất lượng tốt có nước sơn bền lâu, chống trầy tốt hơn. Những trải nghiệm người dùng với mũ đạt chuẩn cũng tốt hơn hàng trôi nổi nên hiếm khi sử dụng lại mũ dỏm. Vậy thế nào là mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn an toàn?

Photo 2021 03 26 16 12 14

Như thế nào là mũ bảo hiểm đạt chuẩn?

Đánh giá một mũ bảo hiểm đạt chuẩn hay không được căn cứ theo Quy chuẩn QCVN 2: 2008.

Một mũ bảo hiểm đúng quy định chất lượng phải có 4 tiêu bộ phận sau

  • Vỏ mũ là nơi chịu các va chạm trực tiếp bên ngoài. Lớp vỏ này phải là nhựa chịu lực nguyên sinh. Đảm bảo độ dày và không được pha (nhựa tái chế)
  • Lớp xốp hấp thụ xung động khi va chạm, tác dụng giảm sang chấn truyền từ vỏ mũ đến đầu người dùng.
  • Quai đeo chắc chắn, cố định mũ.
  • Lớp vải lót bên trong mang lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng.

Ngoài ra còn có các phụ kiện khác như: kính bảo vệ, lưỡi trai, lót cằm, v.v.. đều phải theo tiêu chuẩn.

Kích thước: chia làm 3 nhóm theo chu vi vòng đầu:

  • Size nhỏ – em bé: Mũ có chu vi vòng đầu nhỏ hơn 500 mm;
  • Size cỡ trung – tiểu học: Mũ có chu vi vòng đầu từ 500 mm đến nhỏ hơn 520 mm;
  • Size người lớn : Mũ có chu vi vòng đầu từ 520 mm trở lên.

Quy định cấu tạo mũ

Theo quy định, cấu tạo mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải có 3 phần

  • Vỏ mũ.
  • Lớp đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ).
  • Quai đeo.

Quy định chất liệu an toàn cho người dùng

Mũ đạt chất lượng phải được sản xuất bằng các vật liệu không gây ảnh hưởng có hại đến da và tóc của người sử dụng.

Khối lượng của mũ, kể cả các bộ phận kèm theo, không được lớn hơn quy định như sau:

  • Đối với loại che cả đầu, tai và hàm: Mũ cỡ lớn: 1,5 kg, Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 1,2 kg.
  • Đối với loại che cả đầu, tai và loại che nửa đầu: Mũ cỡ lớn: 1,0 kg, Mũ cỡ trung và cỡ nhỏ: 0,8 kg.

Quy định về 

  • Bề mặt phía ngoài của vỏ mũ và các bộ phận lắp vào mũ phải nhẵn, không có vết nứt, không có gờ và cạnh sắc. Không được sử dụng đinh tán, bu lông, đai ốc, khóa quai đeo có các gờ và cạnh nhọn, sắc. Đầu đinh tán, bu lông không được cao hơn 2 mm so với bề mặt phía ngoài của vỏ mũ.
  • Vỏ mũ và lớp đệm hấp thụ xung động phải che chắn được phạm vi cần bảo vệ trên dạng đầu thử tương ứng khi kiểm tra theo mục 4 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

Quy định kỹ thuật chịu lực va chạm của mũ

Mũ phải chịu được va đập và hấp thụ xung động khi thử nghiệm theo mục 5 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Sau khi thử, vỏ mũ không bị vỡ tách rời và gia tốc dội lại khi bị va đập không được lớn hơn:

Gia tốc dội lại tức thời đối với mũ có chu vi vòng đầu:

 < 500=”” mm:=””>g;

 ≥ 500 mm: 300 g.

Mũ phải chịu được thử nghiệm độ bền đâm xuyên theo thông số trên. Sau khi thử, đầu đâm xuyên không được chạm vào dạng đầu thử bên trong mũ.

Gia tốc dư sau 3 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

– < 500=”” mm:=””>g;

– ≥ 500 mm:200 g.

Quai đeo phải chịu được thử nghiệm theo thông số trên. Khi thử, độ dịch chuyển của gá móc quai đeo giữa hai lần đặt tải ban đầu và tải thử nghiệm không được vượt quá 25 mm.

Gia tốc dư sau 6 miligiây đối với mũ có chu vi vòng đầu:

 < 500=”” mm:=””>g;

 ≥ 500 mm: 150 g.

CHÚ THÍCH: Các giá trị gia tốc tính bằng m/s2 được xác định trên cơ sở đơn vị gia tốc trọng trường g = 9,80665 m/s2.

Độ ổn định của mũ phải đạt các yêu cầu quy định trong mục 8 của Phụ lục của Quy chuẩn này.

Quy định về góc nhìn chuẩn của mũ

  • Kết cấu của mũ bảo hiểm phải đảm bảo tầm nhìn của người đi mô tô, xe máy trong khi sử dụng, cụ thể:
  • Góc nhìn bên phải và bên trái của mũ khi tiến hành đo góc nhìn theo mục 9 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 105o.
  • Góc nhìn phía trên, α, không được nhỏ hơn 7o, góc nhìn phía dưới, β, không được nhỏ hơn 45o.
  • Kính chắn gió, nếu có, phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
  • Chịu được thử nghiệm theo điểm 10.1 của Phụ lục của Quy chuẩn này. Nếu kính bị vỡ, không được tạo thành các mảnh sắc nhọn có góc nhỏ hơn 60o.
  • Hệ số truyền sáng khi được thử nghiệm theo điểm 10.2 của Phụ lục của Quy chuẩn này không được nhỏ hơn 85%.

Quy định tem nhãn 

Nội dung ghi nhãn mũ thực hiện theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

Nhãn phải được ghi một cách rõ ràng, bền vững (không phai mờ) trên bề mặt trong hoặc ngoài mũ.

Nhãn của mũ sản xuất trong nước tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

  • Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy”;
  • Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
  • Cỡ mũ.
  • Tháng, năm sản xuất.

Nhãn phụ của mũ nhập khẩu tối thiểu phải bao gồm các thông tin sau:

  • Tên sản phẩm: Phải có cụm từ “ Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy.
  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu và phân phối.
  • Xuất xứ hàng hóa.
  • Cỡ mũ.
  • Tháng, năm sản xuất.

 

Mu Bao Hiem Dat Chuan 2

>>>Xem thêm: vai trò tem kiểm định mũ bảo hiểm

Cách kiểm tra mũ bảo hiểm tốt

Một vài mẹo sau đây giúp bạn kiểm tra nhanh các đặc điểm của mũ bảo hiểm chất lượng tốt

  • Trọng lương: cấu tạo của vỏ mũ bảo hiểm chiếm 70% trọng lượng sản phẩm. Lớp vỏ này được cấu tạo từ loại nhựa nguyên sinh phổ biến nhất hiện nay là ABS. Nếu lớp vỏ này đủ độ dày và nguyên chất thì trọng lượng trung bình của mũ bảo hiểm nửa đầu là từ: 600g-800g, mũ 3/4 : 900g-1000g, mũ fullface: 1200g-1500g. Những mũ có trọng lượng quá nhẹ là nhựa pha hoặc không đủ độ dày.
  • Vỏ nhựa: Lớp vỏ này phải là chất liệu nhựa ABS nguyên sinh không pha. Đặc biệt mũ bảo đảm bảo che phủ tối thiểu vùng đầu. Mũ nửa đầu che đến mép 2 tai và cận gáy sau. Những mũ kém chất lượng thường che không hết vùng đầu, tuy nhẹ nhưng rất không an toàn khi có va chạm. Mẹo nhận biết: bạn dùng lực ép vào hai bên thành mũ, nếu mũ không biến dạng tức vỏ mũ chịu lực tốt.

Mu Bao Hiem Dat Chuan 1

  • Nước sơn: mũ bảo hiểm đạt chuẩn luôn có nước sơn bền đẹp, khó bắt chước. Màu sơn đặc biệt mà chống trầy tốt. Nếu chỉ dựa vào mắt thường thì khó phân biệt thật giả. Cách hay nhất là bạn tìm hiểu ở những shop bán hàng uy tín hoặc các website bán mũ bảo hiểm chính hãng để được hình ảnh trung thực đối chiếu.
  • Xốp hấp thụ lực: Xốp được gắn bám chắc vào vỏ mũ. Không lỏng lẻo xộc xệch. Lớp xốp này không được quá mỏng, vì như thế khả năng hấp thụ sang chấn va đập bị yếu đi.
  • Dây quai: được làm từ chất liệu mềm -vải dù thay cho sợi cước đen thô ráp. Dây dễ dàng nới rộng hoặc thu hẹp, không gây tuột hoặc xê dịch khỏi khóa mũ.
  • Kính bảo hộ: kính bảo hộ mũ bảo hiểm đạt chuẩn phải đảm bảo độ trong. Không gây chói, nhức đầu, hạn chế trầy xước. Chốt gắn kính vững chắc, không bị lờn khi kéo lên xuống nhiều lần.

Lợi ích mũ bảo hiểm đạt chuẩn mang lại

Thông thường giá thành mũ bảo hiểm đạt chuẩn cao hơn mũ giá rẻ gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba. Tuy nhiên, với mức giá này vẫn rẻ hơn nhiều so với các lợi ích mà chúng mang lại

  • An toàn: không gì có thể thay thế cho an toàn của bạn. Đi đến nơi và đến nhà bình an.
  • Thoải mái: Mũ bảo hiểm đạt tiêu chuẩn được đo đạc theo chuẩn size đầu người dùng. Các phụ kiện bền, giúp người dùng thoải mái di chuyển trong nhiều điều kiện thời tiết.
  • Đẹp: mũ bền lâu, màu sơn ít phai hoặc bong tróc.

Những thương hiệu mũ bảo hiểm uy tín hiện nay

Bảng tiêu chí đánh giá mũ bảo hiểm đạt chuẩn liệt kê rất chi tiết tuy nhiên chúng khá rối đối với người tiêu dùng thông thường. Cách tốt nhất là chọn những thương hiệu uy tín được công nhận rộng rãi trong và ngoài nước. Những thương hiệu mũ bảo hiểm uy tín trong nước nổi tiếng hiện nay như Andes, GRS, Royal ….hoặc các thương hiệu nhập khẩu quen thuộc như: Yohe, LS2, Bulldog

Mua mũ bảo hiểm chất lượng ở đâu?

Để đảm bảo mua hàng đúng hãng, đúng chất lượng, lời khuyên mà shop nón bảo hiểm 365 xin gửi đến các bạn, đặc biệt là người mua hàng online các tiêu chí sau:

  • Shop online có website đầu tư bài bản, thông tin sản phẩm, chính sách bán hàng, hậu mãi rõ ràng.
  • Shop có địa chỉ cửa hàng.
  • Shop là đối tác các thương hiệu mũ bảo hiểm lớn.
  • Shop tư vấn rõ ràng, ảnh sản phẩm chân thật.

Các tiêu chí trên giúp hạn chế tối đa những shop “đen” bán hàng kém chất lượng cho người dùng. Đối với các gian hàng trên sàn TMĐT, bạn cũng nên tìm hiểu họ có các thông tin trên hay không, tránh những gian hàng “ảo”.