Cách giặt mũ bảo hiểm sạch và cách khử mùi hôi giúp mũ bền lâu

Cach Ve Sinh Mu Bao Hiem 1

Cách giặt mũ bảo hiểm cũng là nguyên nhân giúp mũ bền lâu, như mới. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ đến bạn đọc cách giặt mũ bảo hiểm được các nhà sản xuất khuyên dùng nhưng ít ai để ý.

Những bộ phận mũ bảo hiểm cần vệ sinh nhiều

Mũ bảo hiểm có nhiều dạng như mũ fullface, 3/4 đầu, nón nửa đầu, có kính hoặc không kính. Tuy nhiên, điểm chung là các bộ phận sau đây được chú ý vệ sinh nhiều nhất.

Cach Ve Sinh Mu Bao Hiem

Miếng lót bên trong

Bộ phận lót bên trong mũ bảo hiểm là nơi hấp thụ mồ hôi, và cung cấp độ đàn hồi, êm ái cho người dùng. Cách giặt mũ bảo hiểm đúng cần lưu ý các điều sau đây

  • Lực vừa đủ: Đối với các lót mũ tháo rời, bạn dễ giặt bằng cách vò, vắt, bóp…Nhưng nếu dùng lực quá mạnh sẽ khiến chất liệu lót giãn nở, mất độ đàn hồi, giảm chức năng của lót.
  • Chất tẩy: Không nên dùng chất tẩy quá mạnh như Javen, thuốc tẩy. Nếu lót quá dơ có thể ngâm 30p đến 1 tiếng trong nước ấm để làm tan độ bẩn.
  • Phơi nắng để diệt khuẩn, không gây ẩm mốc, mùi nước tẩy sẽ thơm tho kéo dài.

Các loại miếng lót dành cho mũ bảo hiểm

Nón bảo hiểm tốt nhất hiện nay

Kính chắn gió mũ bảo hiểm

Kính chắn gió là nơi đầu tiên mà mũ của bạn tiếp xúc với bụi bẩn. Bụi không chỉ bám mặt ngoài mà còn len lỏi mặt trong của kính. Kính mờ làm tầm nhìn hạn chế. Vì vậy bạn nên lau chùi chúng mỗi khi đi xa thay vì chờ giặt chung với mũ bảo hiểm.

Cách vệ sinh nhanh cũng khá đơn giản, một chiếc khăn lông mịn ẩm giúp kính nhanh chống lấy lại độ trong sáng như mới. Tuy nhiên, khi dùng lâu, những chất dơ có dầu sẽ không thể tẩy sạch đơn giản bằng nước. Bạn sẽ cần các dung dịch hoặc chất tẩy chuyên dụng để vệ sinh đúng cách.

Thân mũ

Đây là vị trí khá dễ dàng vệ sinh vì nằm lộ thiên mặt ngoài. Cách giặt mũ bảo hiểm cũng đơn giản với bộ phận mũ này. Bạn có thể lau, xịt, ngâm …đều dễ dàng tẩy bẩn nhanh chống.

Các khe rãnh

Đây là vị trí dễ bỏ qua nhất vì chúng cần được tháo rời, hoặc phải dùng tăm bông nhỏ mới chạm tới. Nếu sợ tốn sức mà bỏ qua thì đây là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn, bụi bẩn không thể chà sạch. Chỉ bằng việc nhúng mũ vào xà phòng hay nước không thể đẩy sạch chúng.

  • Mẹo: Nếu không thể chạm đến, bạn nên dùng vòi nước sạch có sức bắn mạnh, nhắm thẳng vào các khe rãnh này. Chúng ta lợi dụng sức nước để khử bụi bẩn.

Cách giặt mũ bảo hiểm đúng chuẩn theo 5 bước

Chúng tôi tạm chia cách giặt mũ bảo hiểm cho mũ có thể tháo rời (bao gồm loại có kính) và loại không thể tháo rồi (mũ nguyên khối)

Cách giặt mũ bảo hiểm có thể tháo rời các bộ phận

Nếu có thể tháo rời đến đâu, bạn hãy cố gắng tháo hết. Nó giúp bạn vệ sinh dễ dàng và sạch hơn. Các bộ phận như: quai, kính, mui, lớp lót, vải thấm mồ hôi… đều cần tách ra riêng biệt. Trong quá trình tháo cần để ý các khớp nối sao cho đúng, tránh gây gãy vỡ. Sau đây là các bước theo tuần tự.

Thao Roi Mieng Lot Mu Bao Hiem

Bước 1: Sử dụng nước ấm hòa tan một ít bột giặt trong chậu. Đây là nơi ngâm các phụ kiện nhỏ vừa được tháo rời kể trên. Sử dụng bàn chải nhỏ chà rửa các khe rãnh, các bộ phận như ốc, vít…Đối với lót và vải đệm, bạn có thể ngâm riêng với xà bông tẩy tạp chất có hương thơm. Lưu ý vò nhẹ và phơi nắng sau khi xong. Quai mũ cũng là nơi tiếp xúc da và nhiều mồ hôi, ngâm và chà kỹ.

Bước 2: Sử dụng khăn nhung hoặc khăn lông mịn để lau kính. Tránh dùng vải thô hoặc vật liệu gây xước. Ngoại trừ xà phòng, bạn có thể dùng dung dịch phun xịt chuyên dụng để kính sáng và chống động sương. Phân mui – lưỡi trai cũng vệ sinh tương tự.

Bước 3: Cách giặt thân mũ bảo hiểm cũng tương tự như kính. Khăn và nước ấm dễ dàng đánh bay hết vết bẩn. Lưu ý không nên sử dụng các hoạt chất có dung môi mạnh, có thể làm hư lớp sơn phủ của mũ. Các lỗ thông gió nhỏ thì bạn dùng tăm bông để làm sạch.

Bước 4: Cuối cùng đem phơi khô tất cả các bộ phận của mũ ở nơi thoáng mát, có thể dùng quạt thổi cho mau khô. Tránh phơi dưới ánh nắng mặt trời. Khi tất cả đã hoàn toàn khô ráo, lắp ráp lại như cũ. Vậy là bạn lại có được một chiếc mũ bảo hiểm sạch sẽ, thơm tho và đẹp như mới.

Cách giặt mũ không thể tháo rời phụ kiện

  • Chậu nước ấm phải đủ lớn để nhúng ngập mũ và phụ kiện. Bột giặt trong nước sẽ làm bong các lớp bẩn dai dẳng, giúp bạn dễ dàng lau sạch sau ít phút ngâm.

Cach Giat Mu Bao Hiem

  • Cách giặt mũ bảo hiểm bằng vòi xịt cũng phù hợp để rửa trôi bụi bẩn bám trong khe rãnh không thể tháo gỡ.

Cách khử mùi hôi trong mũ bảo hiểm

Mùi hôi từ mũ khiến tóc bạn ám mùi khó chịu, khiến bạn mất tự tin khi đi làm, đi chơi.

Nguyên nhân khiến mũ bảo hiểm có mùi

  • Thời tiết nắng nóng, vùng đầu tiết mồ hôi, dầu nhờn nhiều.
  • Trời mưa khiến bên trong mũ bị ẩm. Đây là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi.
  • Bạn không có thời gian vệ sinh mũ bảo hiểm thường xuyên.
  • Một số nguyên nhân khác như gel vuốt tóc, mũ dính bụi bẩn…

3 Cách khử mùi hôi mũ bảo hiểm hiệu quả

Cách 1: Dùng xịt khử mùi mũ bảo hiểm

Sử dụng xịt khử mùi để mũ có mùi thơm và có tác dụng diệt khuẩn trong thời gian ngắn. Bạn không cần phải lo lắng về việc da đầu của mình có dễ bị kích ứng hay không vì thuốc xịt chuyên dụng thường chứa các thành phần tốt cho da và thân thiện với môi trường.

Nó cũng rất dễ sử dụng — chỉ cần xịt trực tiếp lên lớp lót của mũ và hiệu quả ngay lập tức.

Cach Khu Mui Hoi Mu Bao Hiem

Cách 2: Sử dụng lót mũ bảo hiểm

Miếng lót mũ bảo hiểm được làm từ cotton, hoặc các chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Chúng được lồng dán vào bên trong mũ bao phủ vùng đầu. Cứ vài ngày thì bạn tháo ra và giặt. Nhưng vậy vừa giúp mũ sạch lâu, không gây hôi tiện lợi và rẻ tiền.

Cách 3: Treo mũ bảo hiểm tại nơi thông thoáng

Mũ bảo hiểm đi mưa hoặc sử dụng khi đầu tóc ướt do mới gội hoặc mồ hôi sẽ có độ ẩm. Bạn chọn vị trí thông thoáng để treo mũ khi đi về, giúp hông khô mũ tự nhiên, hạn chế độ ẩm trong mũ để vi khuẩn không sinh sôi nhanh, giúp mũ không có mùi.

Cach Khu Mui Hoi Mu Bao Hiem

Lưu ý cách sử dụng mũ bảo hiểm đúng chuẩn

  • Luôn giữ mũ khô ráo. Đặc biệt sau khi đi mưa về, dùng khăn khô lau sạch nước, sấy khô mũ hoặc treo tại nơi thoáng mát. Điều này hạn chế mốc ẩm phát sinh trong mũ.
  • Sấy tóc khô trước khi đội mũ, hạn chế nấm da đầu.
  • Không để những vật dụng bên trong mũ như găng tay, khẩu trang, áo khoát…Bụi bẩn từ các vật này sẽ tích tụ trong mũ.
  • Tần suất vệ sinh mũ tùy theo mức độ dùng nhiều hay ít. Tuy nhiên ít nhất 1 tháng 1 lần theo khuyến cáo.
  • Hạn chế làm rơi rớt mũ
  • Cất mũ trong cốp khi đi ra ngoài, treo mũ trên xe có thể gây xước kính chắn gió của mũ.

Cách giặt mũ bảo hiểm và sử dụng đúng theo khuyến cáo giúp mũ bền lâu hơn, đảm bảo sự thoải mái cho người sử dụng. Hi vọng bài viết mang lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi đóng góp vui lòng gửi qua email liên hệ hoặc bình luận bên dưới. Xin cám ơn.