Đi xe đạp an toàn thực chất còn khó hơn so với xe máy. Vì tâm lý chủ quan, người đi xe đạp hay mất tập trung và xem nhẹ các rủi ro, mức nguy hiểm xảy ra. Để đạp xe đúng cách an toàn, bạn cần phải luyện tập các thao tác thành thục. Bạn phải biến hoạt động đi xe đạp trở thành kỹ năng. Nếu chưa biết cách, bạn hãy tham khảo bài chia sẻ sau.
Mục Lục
Nắm lòng các biển báo nguyên tắc khi đi xe đạp
Khi tham gia giao thông, bạn dù sử dụng phương tiện nào cũng phải nắm rõ Luật Giao thông. Các nguyên tắc lái xe trên đường bộ rất quan trọng cho việc đi xe đạp an toàn. Bạn cần lưu ý và tuân thủ các quy tắc sau:
- Tại Việt Nam, bạn phải điều khiển xe đạp về phía bên phải làn đường, không dàn hàng và di chuyển trên một đường thẳng, không lạng lách, đánh võng.
- Bạn đạp xe đúng tốc độ vừa phải và chú ý các tín hiệu giao thông như đèn đỏ, biển báo ngược chiều, làn đường dành cho xe đạp.
Kinh nghiệm mua phanh xe đạp an toàn
- Bạn nên tránh xa các điểm mù của các xe lớn tại các điểm ngách, điểm rẽ, vòng xuyến.
- Để đi xe đạp an toàn, bạn tuyệt đối không chở, mang vác các thiết bị cồng kềnh.
- Bạn không nên nghe điện thoại, nghe nhạc hay uống bia rượu khi đi xe đạp.
- Bạn cũng cần đội mũ bảo hiểm khi đạp xe để nâng cao sự an toàn, mặc dù pháp luật không quy định.
Khi điều khiển xe đúng các nguyên tắc giao thông, việc đi xe đạp an toàn và yên tâm hơn. Việc không tuân thủ quy định không có lợi cho bạn mà còn gây hại cho người xung quanh. Vì thế, bạn hãy đặc biệt lưu ý các điều trên khi tham gia lưu thông trên đường bộ.
Hiểu nguyên lý hoạt động của xe đạp ở địa hình đặc biệt
Nếu đạp xe ở các đoạn đường bình thường cần chú ý thì các địa hình đặc biệt càng cẩn trọng gấp nhiều lần. Khi bạn đạp xe lên dốc thì không đạp phanh vì bánh xe trước bị nâng lên và gây nguy hiểm. Các đoạn đường xấu có ổ gà, sỏi đá, bạn phải vững tay lái để không bị chài bán và đi xe đạp an toàn.
Nếu không phải tập luyện ở các làn đường vắng, các khu vực dành cho xe đạp thì nên đạp tốc độ chậm. Khi xuống dốc, bạn không nên đạp mà điều khiển phanh cho đúng kỹ thuật. Để đi xe đạp an toàn và không bị đau mỏi cơ chân, bạn nên dùng lòng bàn chân để đạp xe. Nếu đạp xe sai cách, tình trạng chuột rút, tê chân, đau hông rất dễ xảy ra,
Mở rộng tầm quan sát để đi xe đạp an toàn
Một mẹo nhỏ quan trọng khi điều khiển xe đạp là tầm quan sát. Thay vì quan sát ở cự ly xa, bạn cần thu hẹp cự ly ở tầm quan sát gần. Như thế, bạn sẽ chủ động tránh các tình huống đột ngột và đi xe đạp an toàn. Khi di chuyển qua các làn đường, các đoạn cua, bạn hãy dùng tay để ra tín hiệu:
- Rẽ phải: giơ tay trái tạo thành góc vuông với khuỷu tay hoặc tay phải thẳng về bên phải và ngược lại.
- Đi chậm hoặc dừng lại: cánh tay trái mở rộng ra hiệu cho người sau biết.
Ngoài ra, để tầm quan sát tốt cho cả mình và người xung quanh, bạn hãy trang bị đèn. Điều này rất tốt cho việc đạp xe vào ban đêm và đi xe đạp an toàn hơn.
Đi xe đạp an toàn đúng kỹ thuật
Biết đạp xe đúng cách và có kỹ thuật rất quan trọng trong việc bảo vệ các cơ. Nếu bạn đạp sai sẽ dẫn đến vẹo cột sống, đau lưng, đau hông. Để đạp xe đúng kỹ thuật và đi xe đạp an toàn, bạn cần chú ý đến tư thế ngồi và yên xe. Chân phải đặt ở bàn đạp tại vị trí thấp nhất theo hướng 6 giờ. Góc hợp thành giữa bắp chân và đùi tạo thành góc 150 độ hoặc 160 độ. Ngoài ra, bạn hãy đạp xe tập thể dục thể thao theo nguyên tắc 10-10-10 để duy trì trạng thái khỏe mạnh.
Lựa chọn xe đạp có kích cỡ phù hợp
Để đi xe đạp an toàn phụ thuộc rất nhiều vào phương tiện di chuyển. Xe đạp cần phù hợp với đối tượng, mục đích sử dụng. Xe đạp thi đấu chắc chắn khác xe đạp địa hình và càng khác xe đạp di chuyển thông thường. Chiếc xe đạp phải tương thích với chiều cao và trọng lượng của cơ thể. Các bộ phận như yên xe, tay nắm cần mang đến cảm giác thoải mái khi điều khiển. Xe quá cao hay quá nặng đều không tốt cho việc vận động và di chuyển. Bạn hãy tham khảo bảng lựa chọn kích cỡ xe đạp dựa vào chiều cao cơ thể và độ dài của chân:
Đội mũ bảo hiểm để đi xe đạp an toàn
Hiển nhiên một điều rằng, đội mũ bảo hiểm là việc thiết thực khi tham gia giao thông. Mũ bảo hiểm có tác dụng che chắn khỏi nắng, mưa, khói, bụi. Đặc biệt, nếu có va chạm xảy ra, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn vì có mũ bảo hiểm bảo vệ. Chiếc mũ bảo hiểm là vật dụng không thể thiếu cho việc đi xe đạp an toàn.
Khi bạn đạp xe đua hay đi xe địa hình thì mũ bảo hiểm xe đạp càng quan trọng. Vì vậy, bạn nên lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm chất lượng. Bạn sẽ sở hữu một sản phẩm như ý khi mua mũ bảo hiểm xe đạp tại nonbaohiemdep.vn. Đây là cửa hàng có tên tuổi và đáng tin cậy tại Tp.HCM. Do đó, địa chỉ này đáng để bạn trải nghiệm và mua cho mình một chiếc mũ cao cấp.
- Mũ xe đạp chuyên dụng đến phổ thông: https://nonbaohiemdep.vn/chuyen-muc-san-pham/non-bao-hiem-the-thao/
Bảo dưỡng xe đạp định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, bạn chắc chắn cần kiểm tra xe định kỳ và bảo dưỡng thường xuyên. Các bộ phận như phanh, khung xe, tay lái, xích,… rất hay xảy ra trục trặc và vấn đề. Việc kiểm tra xe nhằm hạn chế các rủi ro xảy ra tại các địa hình dốc, khúc cua. Đồng thời, đi xe đạp an toàn hơn khi bạn trang bị kỹ các dụng cụ bảo dưỡng xe. Nếu không có kinh nghiệm, bạn hãy kiểm tra xe tại hãng hoặc liên hệ nonbaohiemdep.vn để được hỗ trợ.
Đi xe đạp an toàn để bảo vệ chính bản thân và mọi người xung quanh. Một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp chất lượng. Một chiếc xe phù hợp tiêu chuẩn. Một kỹ thuật phương pháp đạp xe đúng. Tất cả là các kỹ năng bạn cần có khi điều khiển xe đạp trên mọi địa hình.