Giữ ấm cơ thể khi ra đường theo lời khuyên của chuyên gia

Giu Am Co The

Giữ ấm cơ thể tránh bệnh mùa đông rất đơn giản nếu bạn chú ý che chắn các bộ phận sau đây khỏi gió rét khi ra đường.

Giữ ấm cơ thể từ đầu và tai

Đây là bộ phận quan trọng nhất trong cơ thể. Khu vực nhạy cảm được giữ ấm bởi mái tóc dày giúp các mạch máu lưu thông thông suốt. Nếu giữ lạnh không tốt dễ dẫn rất đau đầu, chóng mặt thậm chí là các tai biến đột quỵ 

Liền phần đầu là đôi tai với làn da mong manh. Chúng ta rất hay bỏ qua vùng này nhưng chúng liền kề vùng đầu nên giữ ấm mang lại nhiệt lượng ổn định cho phần quan trọng bên trên.

  • Cách giữ ấm đầu và tai: Sử dụng mũ bảo hiểm 3/4 hoặc mũ fullface. Dòng sản phẩm này đặc biệt che phủ toàn bộ phần đầu qua tai, đến cằm. Che chắn gần như toàn bộ khu vực quan trọng, đồng thời giữ ấm chúng. Kính chắn gió fullface phát huy công dụng hữu hiệu chống giống rét, mưa phùn. Tất nhiên, mũ fullface còn bảo vệ tốt hơn.

Hiện nay, shop nón 365 có mũ 3/4 cho trẻ em. Hãy từ bỏ mũ bảo hiểm nửa đầu mà trang bị cho bé mũ trùm đầu giữ ấm trong mùa đông này.

Giu Am Co The

Giữ ấm cổ

Khu vực độc nhất trung chuyển lượng máu từ tim đến não. Hầu hết các bệnh về hô hấp đều đến từ việc che chắn không kĩ khu vực này, đặc biệt là người lớn tuổi và trẻ nhỏ. Khi đi ngoài đường, vùng đương đầu với gió rét sau mặt là phần cổ. Đặc biệt trẻ em hay ngồi đằng trước khi phụ huynh chở bằng xe máy. Đó là lí do các em nhỏ hay ho vào mùa đông, sổ mũi, thậm chí sốt.

  • Cách giữ ấm cổ: giữ ấm cổ bằng khăn choàng len, mềm mại lại đẹp mắt. 

Giu Am Co The 1

Giữ ấm mũi

Vùng mũi là nơi hứng chịu gió rét nhiều nhất khi bạn chạy xe ngược gió. Đây là bộ phận hứng chịu nhiều căn bệnh thời tiết như sổ mũi, cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang…thậm chí nặng hơn có thể gây ra tình trạng khô mũi, vỡ mao mạch, chảy máu mũi ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ hô hấp.

Nếu bạn chưa có mũ bảo hiểm fullface giữ ấm toàn diện thì chiếc khẩu trang vải có tạc dụng rất lớn cho mũi. Chúng ngăn bớt gió lạnh tiếp xúc trực tiếp và giữ nhiệt lượng hơi ấm từ miệng phà ra.

Giữ ấm bụng

Vùng bụng thường được giữ ấm dưới nhiều lớp áo khoát che chắn. Tuy nhiên, thời tiết lạnh tác động đến khu vực này không chỉ bên ngoài mà còn từ trong ra – đường ăn uống. Hệ tiêu hóa ở bụng chịu tác động nhạy cảm khi thời tiết thay đổi do ăn uống thất thường. Nếu bạn không giữ ấm bụng tốt sẽ có thể dẫn đến tình trạng nhiễm lạnh bụng, nhu động ruột tăng lên gây đi ngoài, tiêu chảy, nặng hơn có thể gây mất nước, sốt cao và mất sức đề kháng nghiêm trọng.

Cách giữ ấm bụng: Sáng ngủ dậy ăn uống một ly nước ấm để kích hoạt hệ tiêu hóa. Bổ sung thức ăn giàu năng lượng giúp cơ thể giữ ấm tốt. Nếu phải ra ngoài, một ly trà gừng nóng sẽ cung cấp nhiệt lượng an toàn, giúp giữ ấm cơ thể trên đoạn đường gió rét.

Giữ ấm chân và bàn tay

Càng cách xa vị trí trung tâm cơ thể thì lượng máu bơm đến càng khó khăn hơn. Bàn chân thường ít được quan tâm đúng mức khi ra ngoài. Những loại dép kẹp, xỏ ngón tiện dụng ngày thường gần như phơi hoàn toàn bộ phận này ra ngoài. Nhiệt độ quá lạnh thẩm thấu lâu gây tê cứng các huyệt dưới lòng bàn chân, ảnh hưởng đến cả cơ thể (người yếu vẫn thường ngâm chân nước ấm trước khi ngủ để đả thông huyệt). Tương tự bàn tay, nơi bị phơi sương gió sẽ truyền lạnh đến cơ thể. 

Cách giữ ấm chân và tay: Mang tất, vớ dày mùa đông bảo vệ chân đủ ấm. Cách tốt nhất là mang giày bít chân. Nếu ngủ quá lạnh thì trùm chăn mềm phủ kín phần chân để giữ ấm. Nên thay các loại găng tay chống nắng thành găng tay đi phượt dài ngón. Chúng có lớp đệm cao su, chất liệu dày hơn và che kính ngón tay, giúp giữ ấm cơ thể tối đa.

Giu Am Co The 2

Biết cách giữ ấm cơ thể trong mùa đông lạnh giá giúp bạn khỏe khoắn đón mừng các hoạt động vui nhộn trong năm mới. Phòng bệnh hơn ngừa bệnh, đón tết an vui