Tái chế mũ bảo hiểm là một cách hữu ích giúp bảo vệ môi trường. Cấu tạo bằng nhựa khiến các sản phẩm mũ bảo hiểm rất khó phân hủy, nhưng nếu có thể tái sử dụng làm vật dụng trong nhà thì chúng rất bền, rẻ, và mang lại cảm giác vui vẻ cho chúng ta. Sau đây là những ý tưởng tái sử dụng mũ bảo hiểm dễ làm, hữu ích có thể áp dụng ngay.
Mục Lục
Các loại mũ bảo hiểm dễ tái chế
Mũ bảo hiểm có rất nhiều loại, nhiều kiểu dáng nên phù hợp với nhiều ý tưởng tái chế khác nhau. Tuy nhiên, chất liệu mũ bảo hiểm sẽ quyết định độ bền của sản phẩm tái chế. Cụ thể là mũ bảo hiểm xe máy được cấu tạo từ nhựa ABS…chống va đập tốt nên độ dày, độ bền và khả năng chống nhiệt hóa từ nắng, điều kiện khí hậu rất tốt, có thể dùng làm các vật dụng ngoài trời. Các mũ xe đạp có cấu trúc vỏ bằng xốp nên mềm hơn, dễ vỡ hơn nên sử dụng vào việc tái chế thành các vật dụng trang trí, trong nhà, chịu lực ít…
Ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm tự làm tại nhà
Ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm có ở khắp nơi. Bạn có thể tham khảo trên mạng, các chuyên mục ý tưởng sáng tạo tại các trang mạng xã hội chuyên nghệ thuật như pinterest ảnh để thu thập ý tưởng. Bạn cũng có thể liệt kê các nhu cầu trang trí, sử dụng vật dụng hàng ngày, không gian nơi ở …để tìm nhu cầu cải thiện, sử dụng.., từ đó nảy ra ý tưởng. Nếu bạn yêu thích cây cảnh, sân vườn thì chắc chắn cần nhiều mũ bảo hiểm tái chế cho ý tưởng của bạn lắm.
Chậu hoa làm từ mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm có kích thước vừa phải, không to, không nhỏ, thích hợp để trở thành một chậu cây xinh xinh treo tại cửa sổ. Nếu khéo tay, bạn có thể vẽ lên thân mũ để màu chậu phù hợp với không gian xung quanh.
Cách làm
- Đầu tiên, bạn hãy tháo lớp xốp và lớp đệm ra khỏi mũ bảo hiểm.
- Bạn dùng búa và đinh tạo một vài lỗ thoát nước nhỏ trên vỏ mũ.
- Để tạo dây treo chậu hoa trên cửa sổ và hàng rào, các dây đai và khóa được đan vào nhau. Ngoài ra, bạn có thể cắt dây và đặt chiếc mũ bảo hiểm vào một khu vườn nhỏ như một chậu cây.
- Bạn chọn các mẫu cây cảnh nhỏ, dễ chăm sóc như hoa mười giờ, hoa sống đời, phong lữ thảo, trầu bà, dừa bonsai….Đặc điểm các cây này là có thể tự sinh trưởng mà không cần chăm sóc quá nhiều. Hơn nữa, màu sắc tươi tắn của hoa cũng mang đến cho bạn một không gian sống xanh, thư thái.
Tái chế mũ bảo hiểm cũ thành đèn ngủ
Một chiếc đèn ngủ làm từ mũ bảo hiểm nghe khó tin nhưng thực tế hoàn toàn có thể làm được. Tái sử dụng mũ bảo hiểm cũ thành một chiếc đèn trang trí phòng ngủ, phòng ăn…vừa độc lạ, vừa ấm cúng, lại pha chút cổ điển, nghệ thuật nếu bạn có nhiều hoa tay. Nhiều quá cafe phá cách vẫn tận dụng cải biến những đồ vật bỏ đi thành thiết bị chiếu sáng rất độc đáo, mang không gian ấm cúng.
Cách làm
- Chuẩn bị một chiếc mũ bảo hiểm có kính chắn gió bên ngoài, bên trong có gắn một chiếc đèn vàng, đèn dây tóc hoặc led.
- Đục một lỗ nối dây đèn từ trong mũ ra ngoài.
- Gắn dây treo mũ với trần nhà chắc chắn.
- Cắm điện và tận hưởng không gian ấm áp từ “đèn treo mũ bảo hiểm”
Các vật trang trí trong nhà từ mũ bảo hiểm
Mũ bảo hiểm có thể được tái chế trở thành các bệ đỡ, các phụ kiện để bàn như loa nhạc, vật trang trí…
Cách tạo loa mũ bảo hiểm
- Chuẩn bị mũ bảo hiểm cũ. Tốt nhất là mũ 3/4 hoặc fullface vì thể tích bên trong rộng, độ cao phù hợp.
- Chuẩn bị một bộ loa ngoại hình cổ điển.
- Gắn loa và mũ bảo hiểm thật chắc chắn.
- Trang trí cho đẹp mắt bằng cách vẽ hoặc sơn lại đồng bộ của mũ lẫn loa.
Như vậy, chiếc loa bộ đàm độc đáo vừa phát âm vừa là vật trang trí đặc biệt, thể hiện tài năng của chủ nhà ra đời.
Ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm thành các con vật
Hình dáng tròn của mũ bảo hiểm rất phù hợp tạo thành thân thể các động vật rùa, gấu….Chỉ cần thêm tay chân, các hình mẫu động vật dễ thương, độc lạ sẽ ra mắt tùy tay nghề của gia chủ. Sự khéo léo và trí tưởng tượng sẽ mang lại niềm vui cho các bạn trong việc tạo nhiều mẫu vật như thế này.
Một số lưu ý khi tái chế mũ bảo hiểm
Tái chế mũ bảo hiểm nói riêng cũng như các vật dụng có chất liệu từ nhựa nói chung là cách làm rất ý nghĩa giúp bảo vệ môi trường. Tốc độ thải ra đồ nhựa quá nhanh so với tốc độ phân hủy sợi nhựa lên đến hàng nghìn năm đang nhấn chìm thế giới. Tuy nhiên, việc tái chiến mũ bảo hiểm nhựa cũng có những lưu ý an toàn như sau
- An toàn lao động: vỏ mũ bảo hiểm bằng nhựa ABS rất cứng. Bạn nên đeo găng tay bảo hộ, hạn chế tổn thương. Bạn có nguy cơ bị đứt tay nếu không cẩn thận.
- Đeo khẩu trang, mặt nạ phòng khí độc vì trong sơn xịt nhiều hóa chất ảnh hưởng hô hấp. Chú ý giữ khoảng cách khi xịt.
- Nếu không thể tái chế, bạn hãy phân loại mũ vào đúng dạng rác thải
- Nếu mũ được tái sử dụng làm các vật dụng treo trên cao, bạn hãy cố định chắc chắn, tránh gió lốc rơi rớt gây nguy hiểm.
Nonbaohiem 365 hi vọng bài viết mang đến nhiều ý tưởng tái chế mũ bảo hiểm thành vật hữu ích trong cuộc sống của bạn. Vì một hành tinh xanh, chúng ta hãy góp chút sức để tái chế nhiều vật liệu nhựa hơn nữa bạn nhé.