Tập xe đạp khá khó và mất nhiều thời gian hơn so với xe gắn máy. Nhìn bên ngoài, điều khiển xe đạp chỉ cần dùng sức. Nhưng nếu không biết cách giữ thăng bằng, bạn rất dễ xảy ra chấn thương. Để tập chạy xe đạp đúng cách và an toàn, bạn đừng bỏ lỡ bài chia sẻ sau.
Mục Lục
Chọn địa điểm tập chạy xe đạp an toàn
Để tập xe đạp, điều đầu tiên bạn cần quan tâm không phải là đi như thế nào mà tập chạy ở đâu. So với các loại hình phương tiện khác, tập đi xe đạp 2 bánh rất dễ bị va chạm, tổn thương phần mềm. Nếu bạn chọn tập ở khu vực nền nhựa, bê tông, cát đất hay đông người đều rất nguy hiểm. Nhằm bảo vệ chính sự an toàn cho bạn và người xung quanh, bạn nên lựa chọn tập ở các địa điểm sau:
- Bạn hãy tập xe đạp ở các điểm vắng người hoặc vào các khung giờ vào sáng sớm, chiều xế ít người qua lại.
- Bạn có thể tập đạp xe trong công viên vì bề mặt bằng phẳng nhưng phải trang bị đồ bảo hộ.
- Bạn tập chạy xe đạp trên bãi cỏ có bề mặt ổn định để giảm thiểu khả năng bị trầy xước.
Các địa hình trên đây tạo điều kiện thuận tiện cho cả người lớn và trẻ em mới lần đầu tập đi xe đạp. Tuy nhiên, bạn cũng cần phải cẩn thận để hạn chế tình trạng té ngã vì không giữ được thăng bằng.
Các vật dụng trang bị khi tập xe đạp
Dù bạn tập ở địa hình khu vực nào thì việc xảy ra va chạm chắc chắn là điều sẽ xảy ra. Do đó, bạn nên trang bị đồ bảo hộ để giảm nhẹ các chấn thương. Đặc biệt, bạn tập xe đạp cho trẻ em thì điều này càng phải được lưu tâm.
Đồ bảo hộ
Đồ bảo hộ dành cho tập xe đạp có thể dễ dàng tìm thấy ở bất kỳ đâu. Tại Tp.HCM, bạn sẽ tìm thấy địa chỉ bán đồ bảo hộ xe đạp chất lượng tại cửa hàng nonbaohiemdep.vn. Với chất liệu cao cấp, giá thành vừa phải, bạn hoàn toàn yên tâm về tính bảo vệ của sản phẩm. Tùy theo kích cỡ, bạn hãy thử trực tiếp để có sản phẩm ưng ý.
Bạn cần mua đồ bảo hộ ở khu vực khuỷu tay và khớp gối. Vì khi té xuống, đây là các bộ phận va chạm, chống đỡ với mặt đất theo phản xạ tự nhiên. Nếu không có sự nâng đỡ, bao bọc từ bên ngoài, các bộ phận này rất dễ chấn thương, bong gân, trầy xước.
Mũ bảo hiểm
Một vật dụng khác quan trọng không kém khi tập chạy xe đạp là mũ bảo hiểm. Vai trò của mũ bảo hiểm xe đạp cũng giống như mũ bảo hiểm xe máy, che chắn và bảo vệ cho phần đầu. Khi đội mũ bảo hiểm luyện tập xe đạp, bạn sẽ cảm thấy yên tâm hơn nhiều. Nếu xảy ra tai nạn, phần đầu gần như được bảo vệ hoàn toàn.
Mặt khác, mũ bảo hiểm xe đạp có nhiều lỗ thông gió, lớp lót êm tạo cảm giác thoải mái cho người dùng. Khi tập xe đạp ngoài trời, bạn sẽ cảm thấy thoáng mát và tránh được côn trùng, khói bụi, ánh nắng mặt trời. Do đó, bạn hãy kiểm tra kỹ các loại mũ bảo hiểm để xem có đáp ứng các tiêu chuẩn đề ra không.
Xe đạp
Hiển nhiên rằng, tập xe đạp thì không thể thiếu xe đạp. Bạn nên cân nhắc xem mục đích của bản thân. Ở giai đoạn đầu chưa biết đi, bạn nên chọn các loại xe đạp có trọng lượng nhẹ, dễ điều khiển. Thậm chí, nếu bạn không giỏi giữ thăng bằng có thể chọn xe đạp có thêm bánh hỗ trợ. Nhất là xe đạp cho bé, bố mẹ hãy chọn xe đạp 4 bánh để giúp con giữ thăng bằng tốt hơn.
Với người trưởng thành, bạn mới tập đi xe đạp 2 bánh thì tránh các loại xe địa hình, xe đạp đua, xe đạp thể thao. Bởi đặc thù xe chuyên dụng, bạn dễ té ngã và khó sử dụng, luyện tập.
Cách tập đi xe đạp 2 bánh dễ dàng
Khi trang bị đầy đủ đồ bảo hộ, bạn có thể bắt đầu tập xe đạp bằng cách điều chỉnh xe đạp, điều chỉnh tư thế sao cho phù hợp. Bạn cần nắm rõ nguyên lý hoạt động của xe đạp, cách phanh thắng, dừng lại, cua rẽ, tầm quan sát,
Điều chỉnh xe đạp phù hợp
Cách tập chạy xe đạp sẽ đơn giản hơn khi bạn biết điều chỉnh xe tương xứng với chiều cao của mình. Một tư thế thoải mái và đúng giúp bạn dễ dàng điều khiển xe hiệu quả hơn.
- Trước tiên, bạn hãy ngồi lên xe, điều chỉnh yên xe sao cho chân thẳng vừa chạm đến đất. Khoảng cách từ tay bạn đến thắng xe và tay lái vừa phải không chồm người quá nhiều về phía trước.
- Tiếp đến, bạn kiểm tra xem phanh xe, lốp xe, săm xe có vấn đề gì không. Vì phanh xe quá gắt dễ khiến bạn té nhào khi thắng gấp. Ngược lại, phanh xe không ăn thì mất kiểm soát, gây tai nạn. Lốp xe mềm cũng tăng lực cản trở cho quá trình luyện tập xe đạp. Do đó, mỗi bộ phận của xe đều đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ việc tập xe nhanh chóng hơn.
Tập lên và xuống xe đạp
Các bước lên và xuống xe đạp tưởng chừng rất đơn giản nhưng nếu không cẩn thận bạn có thể té ngã. Khi bước lên xe, bạn hãy hơi nghiêng mình và bóp phanh để giữ xe cố định không bị lăn hoặc lắc lư. Khi bạn bước xuống xe, cũng nên thực hiện tương tự. Bạn chỉ nên bước xuống khi xe dừng hẳn, chống chân xuống đất nghiêng xe. Điểm tiếp xúc giữa đất và chân sẽ giúp bạn giữ được sự thăng bằng, tránh xảy ra va chạm.
Cách phanh xe
Khi tập xe đạp, phanh xe cũng là một trong các thao tác bạn cần phải chú ý. Nếu không biết cách thắng xe đúng thời điểm, bạn sẽ gặp khá nhiều rắc rối. Bạn có thể luyện tập bằng cách dắt xe đi bộ và tập sử dụng phanh. Thao tác này nên thực hiện ở cả hai tay để rèn luyện tính phản xạ và linh hoạt hơn trong quá trình tập đi xe đạp 2 bánh.
Cách giữ thăng bằng khi đi xe đạp
Điều khó nhất khi tập xe đạp là giữ thăng bằng, khi quen rồi bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trở nên dễ dàng. Để giữ thăng bằng tập chạy xe đạp, bạn cần thả lỏng cơ thể, khởi động các khớp cổ tay, cổ chân. Mục đích là để các cơ dẻo dai, linh hoạt và không bị đau sau quá trình luyện tập.
Đồng thời, bạn cũng nên xác định chân trụ đứng vững dưới đất, đây sẽ là chân bạn đồn lực và đứng vững. Chân còn lại bạn tiếp đất ⅔ bàn chân để tạo lực tốt nhất cho đạp xe. Khi bắt đầu, bạn đẩy chân trụ dưới đất lấy lực để chân còn lại lên bàn đạp và đạp.
Hoặc bạn hãy giữ thăng bằng bằng cách lướt đi bằng 2 chân để cảm giác thăng bằng trên 2 bánh xe. Khi lướt xe, bạn hãy cố gắng rút 2 chân lên khỏi mặt đất lâu nhất có thể. Khi thao tác thành thạo, bạn có thể yên tâm bắt đầu tập chạy xe.
Tập xe đạp tưởng chừng đơn giản nhưng cần sự kiên nhẫn, khéo léo và dẻo dai. Hy vọng, với hướng dẫn chi tiết như thế, bạn có thể tập đi xe đạp 2 bánh đúng cách và an toàn. Hãy liên hệ nonbaohiemdep.vn để chọn cho mình chiếc xe đạp giúp ích cho việc tập luyện nhé!