So với các phương tiện giao thông khác, xe đạp là phương tiện lưu thông an toàn. Tuy nhiên, nhiều người khá chủ quan và không tuân thủ các quy định pháp luật. Nhưng sự thật, Luật Giao thông vẫn áp dụng quy định đối với người đi xe đạp. Để tránh bị phạt, bạn hãy cập nhật các thông tin mới nhất về pháp luật nhé!
Mục Lục
Quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp
Bộ Luật Giao thông Việt Nam thường được đổi mới theo định kỳ Quốc hội nhằm ghi nhận các góp ý của người dân. Quy định đối với người đi xe đạp đã thay đổi theo thời gian và thể hiện rõ ở Điều 31 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008. Các thông tin cập nhật vào ngày 12/07/2021, cụ thể như sau:
Đối với người điều khiển xe đạp
Pháp luật quy định đối với người đi xe đạp, trực tiếp điều khiển xe chỉ được chở một người. Trường hợp khác, người lái xe chỉ có thể chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi. Người điều khiển xe đạp phải chấp hành quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 và Nghị định 46/2016/NĐ-CP.
Theo đó quy định đối với người đi xe đạp, các hành vi sau không được thực hiện gồm:
- Đi xe dàn hàng ngang, lạng lách, đánh võng.
- Đi xe vào phần đường dành cho người đi bộ và phương tiện khác.
- Dùng các thiết bị nghe nhìn như điện thoại di động, tai phone, trừ thiết bị trợ thính.
- Mang, vác và chở vật cồng kềnh, sử dụng xe để kéo, đẩy xe khác, vật khác.
- Buông cả hai tay hoặc đi xe bằng một bánh đối với xe hai bánh, bằng hai bánh đối với xe ba bánh.
- Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước.
- Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép.
- Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường.
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
- Phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe đạp.
>>Xem thêm: https://nonbaohiemdep.vn/ky-nang-di-xe-dap-an-toan-khong-nen-bo-qua/
Đối với người ngồi sau xe đạp
Ngoài quy định đối với người đi xe đạp, khoản 4 Điều 30 của Luật Giao Thông Đường Bộ 2008 còn nêu ra vi phạm đối với người ngồi sau xe đạp:
- Đứng trên yên xe sau nhún nhảy hay ngồi lắc lư sai tư thế.
- Dùng ô hay mang vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông.
- Bám, kéo hoặc đẩy các phương tiện khác.
- Ngồi trên tay lái hoặc giá đèo hàng.
- Hành vi khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Mức xử phạt đối với người vi phạm
Căn cứ vào Nghị định 46/2016/NĐ-CP, mức xử phạt các trường hợp vi phạm quy định đối với người đi xe đạp được chia thành 4 cấp. Mỗi cấp xử phạt tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của hành vi vi phạm:
- Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng: Trường hợp người điều khiển xe đạp không chấp hành các biển báo tín hiệu giao thông. Người đạp xe có các hành vi gây cản trở sự lưu thông trên đường như dàn hàng, lạng lách, đỗ xe không đúng quy định.
- Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng: Quy định đối với người đi xe đạp này dành cho các trường hợp chuyển hướng xe đột ngột; kéo lê, mang vác, đẩy xe khác.
- Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng: Các đối tượng đi xe bằng một bánh; trốn khỏi hiện trường gây tai nạn giao thông; đi vào khu vực cấm; đua xe đạp trái phép.
- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng: Trường hợp đi vào các khu vực dành cho xe đi vào đường cao tốc.
Ngoài áp dụng quy định đối với người đi xe đạp theo các mức xử phạt, Cảnh sát giao thông có thể tịch thu phương tiện. Do đó, bạn cần ghi nhớ kỹ các điều luật và nghiêm chỉnh chấp hành khi điều khiển xe đạp lưu thông trên đường bộ.
Quy định của pháp luật đối với người đi xe đạp điện
Xe đạp điện được xếp vào các phương tiện giao thông thô sơ đường bộ theo khoản
19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ năm 2008. Quy định đối với người đi xe đạp điện và người ngồi sau xe phải đội mũ bảo hiểm.
Theo quy định tại Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008, cả người điều khiển xe đạp điện và người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách. Đồng thời, Chỉ thị 04/CT-TTg vừa được Thủ tướng ban hành đầu năm 2018 yêu cầu bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với các đối tượng sau:
- Học sinh, sinh viên, đặc biệt là học sinh từ 6 tuổi trở lên được người lớn chở trên xe máy, xe đạp điện;
- Nhà trường có trách nhiệm giáo dục học sinh, sinh viên đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện trở thành thói quen.
Vì vậy, bạn lưu ý cần chọn mũ bảo hiểm đạt chuẩn để chấp hành quy định đối với người đi xe đạp. Nếu bạn chưa biết mua mũ bảo hiểm xe đạp chất lượng uy tín ở đâu thi hãy truy cập nonbaohiem.vn. Bên cạnh yêu cầu đội mũ bảo hiểm, người đi xe đạp điện cần chấp hành và tuân thủ các quy định tương tự như đối với người đi xe đạp. Mức xử phạt đối với người không chấp hành quy định đối với người đi xe đạp điện cũng được chia thành 4 cấp độ. Các lỗi vi phạm của xe đạp điện đã được đề cập rõ tại điều 8, 11, 34, 47 theo nghị định 100.
Quy định về mũ bảo hiểm người đi xe đạp
Theo quy định QCVN 2: 2008/BKHCN, mũ bảo hiểm dành cho xe đạp hay xe đạp điện phải đạt tiêu chuẩn. Đặc biệt, bạn cần cài quai đúng quy cách khi đội mũ bảo hiểm nhằm tuân thủ quy định đối với người đi xe đạp. Mũ bảo hiểm được phép sử dụng và lưu thông phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Mũ bảo hiểm xe đạp có cấu tạo đầy đủ gồm 4 bộ phận: vỏ mũ, đệm bảo vệ, quai đeo, lớp vải lót.
- Vỏ mũ nằm ở bên ngoài có tác dụng hạn chế lực các va đập vào phần đầu.
- Lớp đệm bảo vệ hấp thụ xung động, giảm lực chấn động tác động trực tiếp vào người đội.
- Quai đeo chắc chắn làm từ nguyên liệu cao cấp, nhằm cố định mũ.
- Lớp vải lót êm ái, thoáng khí, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu, thậm chí có thể tháo rời.
>>>Mũ xe đạp đạt chuẩn: https://nonbaohiemdep.vn/chuyen-muc-san-pham/non-bao-hiem-the-thao/
Trên đây là quy định đối với người đi xe đạp được cập nhật mới nhất theo nội dung sửa đổi ngày 12/07/2021. Bạn chỉ cần tuân thủ và chấp hành các quy định trên thì có thể yên tâm tham gia lưu thông. Mặt khác, bạn đừng quên sở hữu một chiếc mũ bảo hiểm đạt chuẩn để bảo vệ chính mình và mọi người xung quanh nhé!