Tầm quan sát của người đi xe máy rất quan trọng, đặc biệt khi di chuyển tốc độ cao. Vì vậy, kính mũ bảo hiểm rất quan trọng giúp bạn thoải mái và an toàn khi lái xe dưới thời tiết bất lợi. Bài viết sau đây giúp bạn chọn kính phù hợp với mẫu mũ bảo hiểm và cách gắn kính mũ bảo hiểm đúng chuẩn nhất.
Mục Lục
Các loại kính phù hợp với từng dòng mũ bảo hiểm
Phân loại kính chắn gió
- Kính chắn gió được sản xuất theo model mũ bảo hiểm: thường được sản xuất để người sử dụng thay thế khi kính mũ đang đội bị trầy.
- Kính mũ bảo hiểm được sản xuất riêng, không thuộc model mũ. Đây là kính được sản xuất theo một quy chuẩn chung, không phải phụ kiện được sản xuất cho dòng mũ nào. Đối với dòng phụ kiện này bạn nên lưu ý những điều sau.
Kính chắn gió mũ bảo hiểm bán chạy nhất
Mũ bảo hiểm 3/4 đẹp để đi phượt
Loại kính chắn gió phù hợp cho từng loại mũ bảo hiểm
Kích thước kính vừa đảm bảo nhu cầu sử dụng, vừa phù hợp chủng loại mũ để đảm bảo mũ bảo hiểm vẫn giữ vị trí ổn định trên đầu người dùng.
- Kính chắn gió 2/3 mặt: dùng cho mũ bảo hiểm 1/2 đầu – Vì nếu sử dụng kính quá to sẽ khiến mũ mất cân bằng, chúi về phía trước.
- Kính chắn gió fullface: dùng cho mũ 3/4 đầu. Loại kính này có thiết kế bấm bằng 2 khuy inox trước mũ.
Cách gắn kính mũ bảo hiểm an toàn
Cách gắn kính Flat, kính chắn gió cho mũ bảo hiểm
Kính Flat được gọi là kính bảo hộ hay kính chắn gió vì diện tích kính phủ dài 20 cm, che hết mặt đến tận cằm. Loại kính này có ưu điểm là giúp ngăn cản mọi tác nhân từ môi trường bên ngoài, từ gió, mưa, bụi đến khả năng chống chói, chống đọng nước mưa, rất phù hợp cho dòng mũ bảo hiểm 3/4 đầu. Cách gắn kính mũ bảo hiểm khá đơn giản bằng cách bấm 3 khuy inox của kính vào 3 khuy tương ứng trước mũ. Một số cách gắn kính chắn gió cho mũ bảo hiểm có kính sẵn như GRS, Andes.. thì có ốc thiết kế chuyên biệt kèm theo kính. Bài viết này mô tả cách gắn của kính Flat phổ thông cho mọi loại mũ.
Kính chắn gió cho mũ bảo hiểm có thể bật mở
Cách gắn kính chắn gió mũ bảo hiểm 3/4 3 khuy đơn giản như sau
- Gắn khuy giữa của kính với khuy giữa của mũ, tiếng cạch vang lên là kết nối chắc chắn.
- Hai khuy kế bên của kính có thể co kéo, xê dịch 1 cm theo rãnh nhỏ, mục đích giúp điều chỉnh khuy kính phù hợp với vị trí khuy trái phải của mũ.
- Sau khi 3 khuy được bấm dính chắc chắn, kéo kính lên xuống kiểm tra độ bám, kính không bung là đạt chuẩn.
Cách gắn kính dây, kính phi công cho mũ bảo hiểm
Dây đeo vừa là bộ phận tạo độ bám giữa kính với mặt người dùng, vừa là điểm nhấn tạo cá tính của sản phẩm. Độ bền của dây càng tốt thì tuổi thọ của kính càng lâu. Bạn có thể nới lỏng hoặc thắt chặt dây phù hợp với kích cỡ mũ bảo hiểm. Do đó, bạn nên chọn kính phi công có độ bền của dây kính tốt nhất có thể.
Kính dây phi công bán chạy nhất của shop
Đeo kính dây phi công cho mũ bảo hiểm đơn giản theo các bước sau đây
- Ướm dây tương ứng với đường kính dọc thân mũ bảo hiểm. Độ căng phù hợp khi góc 2 mép kính cong 30 độ.
- Bật khuy inox sau mũ, đặt dây kính vào rồi đóng lại.
- Kéo mặt kính lên trước mũ, kính nằm yên vị, chỉnh lại ngay ngắn.
- Điều chỉnh độ căng của dây vừa đủ bám vào mũ.
Khi sử dụng, bạn chỉ cần kéo kính xuống che mắt là được. Dòng kính này được bạn trẻ yêu thích vì phong cách thời trang, dễ sử dụng, giá thành rẻ chỉ từ 80.000-130.000 đồng.
Cách gắn kính bubble vào mũ bảo hiểm
Kính bubble là một loại kính chắn gió dạng lồi, rất được phượt thủ ưa chuộng vì trải nghiệm thoải mái. Bề mặt phòng lên có tác dụng tăng khoảng cách từ kính đến mặt, tránh hiện tượng đọng hơi nước mờ kính. Chất liệu Polycarbonate cao cấp được sử dụng để làm mắt kính. Do đó, kính có độ linh hoạt cao, cho phép tạo ra nhiều góc nhìn rõ ràng.
Cách gắng kính bubble vào mũ cũng tương tự kính Flat.
Lưu ý khi gắn kính vào mũ bảo hiểm
Sau khi lắp kính, bạn lưu ý những dấu hiệu sau đây. Nếu có thì nên kiểm tra gắn lại hoặc chọn loại kính khác.
- Kính bị bung: có thể khuy kính và mũ không phù hợp, nên chọn loại kính khác.
- Kính kéo, gập bị lệch. Nên gắn lại hoặc tìm kính khác để gắn.
- Gắn kính cho mũ xong thì mũ bảo hiệm bị xộc xệch khi đội. Kính có thể quá nặng làm mất cân bằng mũ.
Shop nonbaohiem 365 hi vọng bài viết giúp bạn có thể dễ dàng tháo và gắn kính mũ bảo hiểm dễ dàng, không sợ hư kính. Đặc biệt, bạn có thể hiểu rõ chức năng và loại kính phù hợp với các dòng mũ bảo hiểm.