Phụ kiện đi phượt không thể thiếu của Biker chuyên nghiệp

Phu Kien Di Phuot 1 1

Đi phượt những năm gần đây đã và đang trở thành một trong những trào lưu mới thịnh hành của rất nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Những chuyến du lịch bằng xe máy vừa  giúp ta khám phá một chân trời mới lại vừa để ta có được những trải nghiệm thú vị. Để có một chuyến đi hoàn hảo và trên hết là an toàn thì việc chuẩn bị những dụng cụ và phụ kiện đi phượt là rất quan trọng. Nếu vẫn còn đang băn khoăn chưa biết nên chuẩn bị những phụ kiện đi phượt nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây, sẽ rất hữu ích cho bạn để chuẩn bị những vật dụng đi phượt cần thiết nhất đấy.

5 phụ kiện đi phượt không thể thiếu của dân phượt chuyên nghiệp

Hiện nay trên thị trường xuất hiện rất nhiều địa chỉ chuyên cung cấp các phụ kiện du lịch xe máy từ các loại bảo hiểm fullface, những đôi găng tay bảo hộ, cho đến các loại quần áo bảo hộ, mũ bảo hiểm chất lượng cao,..Dưới đây là 5 hành trang du lịch tự túc cần thiết mà bất kỳ dân đi phượt nào cũng không nên bỏ qua.

Phu Kien Di Phuot 1
Phụ kiện đi phượt

Mũ bảo hiểm fullface

Khác với loại mũ bảo hiểm che nửa đầu mà nhiều người vẫn thường hay đội, mũ bảo hiểm cho biker là vật dụng bảo hộ an toàn có hình dạng và cấu tạo phủ kín phần đầu, tức là mũ bao gồm cả vùng mặt và cằm. Loại mũ này luôn có một khe hở ở phía trong vành đai trước mũi và mắt với một tấm che mặt bằng nhựa trong suốt hoặc có màu và người dùng có thể xoay lên xuống tùy ý. Những mũ fullface hiện nay còn có trang bị thêm lỗ thông khí khá tốt nên bạn không phải lo khi đội mũ suốt sẽ đổ nhiều mồ hôi. 

So với những dòng mũ che nửa đầu thông thường thì phụ kiện dành cho biker này là dòng mũ bảo hiểm an toàn nhất vì bảo vệ vùng đầu kín. Những sản phẩm chất lượng có kết cấu chắc chắn, ổn định. Mặc dù trùm toàn bộ đầu nhưng nhờ phần đệm xốp có chất liệu thấm hút tốt nên vẫn đảm bảo sự thoáng mát, dễ chịu cho người đội. Đặc biệt, phần kính của mũ cũng giúp cản nắng, mưa, gió, bụi, giúp bạn tự tin di chuyển và đi phượt trong mọi điều kiện thời tiết. 

Khi mua mũ bảo hiểm fullface để làm phụ kiện đi phượt. Tốt nhất là bạn hãy chọn loại mũ có kính để chắn gió và giảm cường độ sáng phía trong. Điều này sẽ giúp bạn thoải mái di chuyển đến bất kỳ đâu dù trong điều kiện nắng gắt, gió mạnh vẫn có thể nhìn đường rõ ràng. Ngoài ra, hãy chú ý đến miếng vải lót bên trong mũ. Bạn nên chọn loại có thể tháo ra dễ dàng vì đây là phần tiếp xúc trực tiếp với đầu. Nó rất dễ bị thấm mồ hôi gây mùi khó chịu hoặc bị rách, bạn có thể tháo ra để vệ sinh sạch sẽ, sử dụng được lâu dài. Thậm chí bạn có thể thuận tiện thay miếng vải lót khác khi sử dụng chúng đã lâu.

phu kien di phuot non Bao Hiem Fullface
Mũ bảo hiểm cho phượt thủ

Quần áo bảo hộ

Những bộ quần áo bảo hộ sẽ là phụ kiện đi phượt tiếp theo mà những dân phượt chuyên nghiệp không nên bỏ qua. Mỗi một bộ quần áo bảo hộ được thiết kế dành riêng cho việc chạy xe có chất lượng tốt sẽ bao gồm: quần áo bảo hộ được may từ chất liệu bền, chống nước nhưng vẫn đảm bảo thông thoáng. 

Trong đó, áo bảo hộ mô tô, xe máy được chia thành 2 loại: áo giáp bảo hộ và áo khoác bảo hộ mô tô. Áo giáp bảo hộ được thiết kế đặc biệt dành cho các tay lái phân khối lớn và được làm từ chất liệu nhựa ABS cao cấp cứng cáp, tính chịu lực tốt, bảo vệ phần lưng và ngực tránh khỏi lực va chạm khi đi trên đường. Áo giáp bảo hộ dễ dàng sử dụng và tháo lắp để vệ sinh, cho người dùng cảm giác thoải mái và an tâm khi sử dụng. Còn áo khoác bảo hộ được thiết kế phù hợp với các phượt thủ xe máy và làm từ chất liệu cao cấp như vải dù, vải lưới kết hợp da nhân tạo với kiểu dáng thể thao, cá tính, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình di chuyển.

Quần jean motor là trang phục đi phượt vừa mang tính bảo hộ lại vừa tiện ích và thời trang, được thiết kế chuyên dụng cho người đi moto, xe máy. Quần có lớp bảo vệ đầu gối và thiết kế tạo sự thoải mái cho đôi chân trong tư thế ngồi trên xe. Với kiểu quần bảo hộ moto thế này, bạn sẽ hạn chế được tối đa việc chân và đầu gối bị bó cứng, mỏi, khó chịu.

Khi lựa chọn quần áo bảo hộ làm phụ kiện đi phượt bạn không nên chọn những quần áo quá mỏng hay quá dày, cái gì quá cũng không tốt. Vậy nên hãy chọn vừa phải để khi mặc chúng bạn sẽ được thoải mái hơn. Khi mua các loại quần áo bảo hộ này bạn có thể để ý những chi tiết khác như khóa kéo, lỗ thoát khí. Tùy vào sở thích của mỗi người , bạn có thể chọn cho mình những bộ giáp liền hoặc giáp rời, nghĩa là có thể bảo vệ tốt cho bản thân là được. Chú ý không nên chọn quần áo giáp quá rộng vì như thế khả năng bảo vệ của giáp sẽ bị giảm bớt đi và ảnh hưởng đến tính mạng của mình.

Phu kien di phuot quan ao bao ho
Đồ bảo hộ cho Biker

Găng tay chất lượng

Chỉ quần áo và mũ thôi thì vẫn chưa đầy đủ hành trang an toàn cho một đoạn đường xa đâu bạn nhé. Một đôi găng tay moto được bổ sung vào bộ đồ bảo hộ moto chắc chắn sẽ giúp cho chuyến đi phượt của chúng ta an toàn hơn rất nhiều đấy. Bởi đôi tay là khu vực dễ bị tổn thương nhất chúng ta không thể bỏ qua. Trường hợp nếu như bị ngã vì phản xạ đầu tiên luôn là chống tay xuống vì vậy một đôi găng tay bảo hộ sẽ giúp bạn bảo vệ được các khớp ngón tay. Đối với găng tay, bạn có thể chọn loại Scoyco hoặc Alpinestar là loại găng Full tay hoặc cụt ngón đều được. 

Khi lựa chọn những đôi găng tay chất lượng để làm phụ kiện cho chuyến đi phượt của mình bạn nên chú ý đến những lưu ý về găng tay phải đảm bảo được các yếu tố như: 

  • Khả năng bảo vệ đôi tay khi xảy ra các va chạm hay ngả xe. Đây là đặc tính quan trọng nhất. Khả năng bảo vệ thể hiện ở chất liệu vải và các gù bảo vệ ở những nơi dễ bị tổn thương nhất trên bàn tay.
  • Khả năng chống lại ảnh hưởng của môi trường như: tính năng chống nắng, chống bí hơi hay ám mùi…… Những điều này phụ thuộc nhiều vào khả năng bao kín, đặc tính của vải, thiết kế vị trí lưu thông dòng khí
  • Cảm giác lái lại phụ thuộc nhiều vào chất liệu của găng tay, cụ thể là ở vị trí lòng bàn tay. Thường thì găng tay tạo cảm giác lái tốt khi lòng bàn tay được sử dụng chất liệu hạt nhựa hay da công nghiệp, nhằm tăng ma sát khi cầm lắm… 
Gang Tay Bao Ho Xe May
Găng tay bảo hộ xe máy

Dụng cụ y tế

Trong những chuyến đi phượt thì ngoài những phụ kiện hỗ trợ di chuyển trên đây, bạn cũng nên mang theo dụng cụ y tế. Tác dụng của chúng là giúp bạn chăm sóc sức khỏe của bản thân và tự sơ cứu trong trường hợp nếu bị tai nạn, hay cơ thể mệt mỏi với điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng, mưa bão… Một bộ dụng cụ y tế đầy đủ nên bao gồm: thuốc chữa các bệnh thông thường, thuốc giảm đau, bông băng, thuốc đỏ, oxy già, cồn, gạc, dầu gió,…

Khi chuẩn bị các phụ kiện đi phượt bao gồm các dụng cụ y tế này bạn nên lưu ý một số vấn đề như: 

  • Chất liệu túi y tế: Khi chuẩn bị túi y tế du lịch, bạn hãy chọn loại túi có chất liệu bền, nhẹ. Tốt nhất là bạn nên chọn các loại túi có thể chống thấm để không ảnh hưởng đến chất lượng của vật dụng bên trong.
  • Đối với các loại thuốc mang theo bạn nên chọn thuốc dạng viên nén trong vỉ để tiết kiệm diện tích cũng như bảo quản thuốc được tốt hơn so với thuốc trong ống, lọ. Thậm chí, nếu có thể, bạn hãy tìm mua các loại thuốc mình cần sử dụng với dạng size du lịch nhé. Size du lịch sẽ nhỏ gọn hơn mà vẫn bảo quản tốt thuốc sẽ tiện lợi cho bạn hơn nhiều.
  • Trong trường hợp không cần phải chuẩn bị nhiều thuốc, bạn có thể dùng những túi zip nhỏ đựng các loại thuốc khác nhau rồi cho vào cùng một hộp lớn để bảo quản thuốc an toàn, gọn gàng và dễ kiếm hơn.
Phu Kien Di Phuot Dung Cu Y Te
Dụng cụ y tế sơ cấp cứu

Bộ đồ nghề sửa xe máy cho dân phượt

Bộ đồ nghề sửa xe máy cho dân phượt rất quan trọng mà bạn nhất định phải mang theo trong chuyến đi băng đèo vượt suối của mình. Một bộ dụng cụ sửa xe thường bao gồm 7 món, xếp gọn gàng trong một bao đựng bằng da hoặc nhựa. Các món đồ nghề này sẽ có: vít 2 đầu (tuốc nơ vít), dụng cụ mở bugi (khẩu 10-18), khóa 10-12 (cờ lê), khóa 14-17, khóa đầu vòng 19, kềm, tay nắm. Khi cất trong túi, bộ dụng cụ sửa xe này có chiều dài khoảng 15cm và chiều rộng 7cm.Đây sẽ là “cứu tinh” của bạn khi hỏng xe ở giữa nơi hẻo lánh.

Bất luận là bộ dụng cụ sửa chữa xe máy gồm bao nhiêu món đi nữa thì điều quan trọng vẫn là sản phẩm đó phải được thiết kế theo đúng tiêu chuẩn. Bởi chỉ khi sử dụng các dụng cụ tiêu chuẩn, chất lượng thì các thao tác mới thực hiện được một cách chính xác và nhanh chóng. Vì thế, trước khi đi phượt bạn nên tìm hiểu và nắm rõ về kích thước, chất liệu tiêu chuẩn của bộ đồ nghề sửa xe để làm bộ phụ kiện đi phượt hoàn hảo hơn nhé.

Bo Dung Cu Sua Xe May
Bộ dụng cụ sửa xe máy cơ động

Kinh nghiệm du lịch phượt cho người mới bắt đầu

Các nhóm phượt hiện nay trở nên khá phổ biến và phát triển với nhiều hình thức khác nhau. Nếu bạn là người chưa bao giờ đi phượt và giờ muốn tham gia thì ngoài những phụ kiện đi phượt như trên đây, bạn cũng nên trang bị cho mình những điều nên biết để có một chuyến đi thật ý nghĩa và an toàn, chẳng hạn như: 

Việc đầu lựa chọn điểm đến là điều đầu tiên bạn nên xác định như bạn thích đi đâu, địa điểm nào hấp dẫn với mùa này. Bạn muốn đi trong vòng bao nhiêu ngày và chi phí dự tính là khoảng bao nhiêu,. Nếu chưa từng đi xe máy đường dài với quãng đường > 100km và thời gian lâu hơn 3h thì với những người mới bắt đầu, hãy cân nhắc lại về việc tham gia. Vì đi xe máy với quãng đường lớn và thời gian dài luôn đòi hỏi bạn đảm bảo những yếu tố sức khỏe vững và khả năng bền bỉ cao.

Khi bạn đã có kế hoạch cho chuyến đi phượt đầu tiên của mình, bạn nên rủ bạn bè, người thân mình đi cùng., khi bạn đi cùng những người bạn của mình thì bạn sẽ không bị áp lực về tốc độ di chuyển của đoàn. Một nhóm đi cùng nhau sẽ đẹp nhất là từ 6 – 7 xe trở xuống, vừa đủ mâm, không quá đông nên mọi người có thể biết và quan tâm tới nhau trong suốt chuyến đi. Với những nhóm đi đông quá, họ thường sẽ bị loãng, không ai quan tâm, hỏi thăm nhau nhiều và khó kiểm soát hơn. 

Chuẩn bị kỹ càng sức khỏe, xe máy, hành trang đi đường là rất quan trọng. Vì đi phượt đòi hỏi bạn phải có một sức khỏe tốt, bền bỉ. Đối với chiếc xe thần thánh của bạn, bạn phải bảo dưỡng toàn bộ xe, kiểm tra săm lốp xem có vấn đề gì không. Chuẩn bị những vật dụng đi phượt cần mang trong hành trình của mình. Bạn đừng nên ôm đồm nhiều đồ quá, nhưng vẫn phải đủ những thứ cần thiết. 

Lái xe an toàn là điều vô cùng quan trọng khi bạn di chuyển trên những chặng đường dài hay trên những cung đường đèo mà một bên là vực, một bên là núi. Tốt nhất là bạn nên đảm bảo tốc độ tối đa 50km/h khi đi ban ngày và 40km/h đối với ban đêm. Khi đi theo đoàn, kiên quyết không ham đuổi đoàn mà phóng nhanh, vượt ẩu, gây nguy hiểm. Vậy là với những chia sẻ trên đây, bạn đã trang bị được cho mình những kiến thức khi chuẩn bị các phụ kiện đi phượt rồi đấy. Hy vọng bạn sẽ có được chuyến đi phượt thành công và để lại nhiều kỉ niệm đáng nhớ cho mình.